Mụn vẫn luôn là nỗi ám ảnh của con người, bất kể là nam hay nữ. Và bạn thường được khuyên rằng không nên tự ý nặn mụn, hãy nhớ nhé, là chúng ta không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Còn nhân mụn vẫn nên được lấy ra khỏi làn da nhằm giúp loại bỏ hoàn toàn mụn, tránh tái phát về sau. Và việc này cần được thực hiện bởi những chuyên viên có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nhằm đảm bảo làn da không để lại thâm, sẹo cũng như khiến nốt mụn bị viêm nhiễm nặng hơn.
Sau khi nặn mụn, chúng ta cần có một quy trình chăm sóc da phù để giúp làn da được hồi phục nhanh chóng và không để lại sẹo trên da. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết phải chăm sóc như thế nào là đúng thì hãy tham khảo với bài viết dưới đây nhé.
Quy Trình Chăm Sóc Da Sau Khi Nặn Mụn
Bước 1: Làm sạch da
Làn da sau khi nặn mụn cần được vệ sinh đúng cách nhằm tránh việc những vết thương bị nhiễm khuẩn và sưng mủ. Tuy nhiên, ngay sau khi nặn từ 3 – 5 tiếng, bạn không nên rửa mặt, vì những vết thương cần có thời gian khô lại, việc rửa mặt ngay sau khi nặn mụn sẽ khiến cơ chế tự ngưng chảy máu bị phá hủy, vết thương lúc này sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
Sau đó, trong 1 – 2 ngày đầu sau khi nặn mụn, bạn sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt nhằm làm sạch và kháng khuẩn cho da, bởi vì làn da lúc này còn rất yếu với nhiều vết thương hở. Những ngày sau, sử dụng những sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ với độ pH khoảng 5.0 – 5.5 nhằm giúp cân bằng độ ẩm cho da, giúp da mau lành vết thương. Bạn không nên sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa quá mạnh vào lúc này và rửa sạch mặt 2 lần/ ngày.
+ Note: Bí Quyết Giảm Sưng Sau Khi Nặn Mụn Từ Thiên Nhiên
Bước 2: Phục hồi những tổn thương
Trong quá trình nặn mụn, kỹ thuật viên sẽ tác động lên làn da của chúng ta khiến làn da chịu những tổn thương nhất định. Làn da sau đó sẽ bị sưng tấy, nổi đỏ và đầy những vết thương hở. Trong lúc này, việc bạn cần làm đầu tiên chính là chăm sóc để đưa làn da trở về trạng thái cân bằng ban đầu.
Hãy khoan suy nghĩ làm sao để có thể trị sẹo và thâm lúc này. Bởi vì da đang bị tổn thương, việc sử dụng những sản phẩm với hóa chất mạnh chỉ khiến vết thương thêm xót, kích ứng và nhiễm trùng. Bạn chỉ nên nghĩ đến việc trị sẹo, thâm khi những vết thương lành hẳn, khô lại và lớp vẩy tự rụng đi.
Còn lúc này, bạn chỉ nên chú trọng đến việc làm sạch và dưỡng ẩm cho da. Sau khi nặn mụn, từ ngày thứ 2 trở đi, việc tích cực dưỡng ẩm cho da sẽ giúp làn da nhanh chóng hồi phục. Bên cạnh đó, làn da sau khi nặn mụn thường bị khô đi, sử dụng dưỡng ẩm sẽ giúp cấp ẩm kịp thời cho làn da.
Các sản phẩm dưỡng ẩm bạn nên chọn có độ dịu nhẹ (tốt nhất là chiết xuất từ thiên nhiên có các thành phần chiết xuất tảo, nha đam, rau má, hoa cúc – những thành phần có khả năng đẩy nhanh tốc độ lành vết thương), với kết cấu dạng gel, lotion nền nước và tránh các sản phẩm chứa cồn có thể gây kích ứng cho da.
+ Note: khóa Học Về Chăm Sóc Và Điều Trị Da
Bước 3: Bảo vệ
Làn da sau khi nặn mụn nếu được chống nắng kỹ càng sẽ giúp mờ nhanh các vết thâm trên da. Mặc dù nắng không phải là nguyên nhân gây nên thâm nhưng nắng lại là nguyên nhân khiến các vết thâm bám dai dẳng trên da. Hãy sử dụng kem chống nắng bên cạnh các vật dụng chống nắng khác như: khẩu trang, mũ rộng vành,…Việc lựa chọn kem chống nắng cho làn da lúc này cũng không phải là điều đơn giản. Bạn nên chọn loại kem chống nắng không gây bí da, không cồn và hương liệu.
Chú ý: Làn da lúc này đang bị tổn thương cho nên việc make up sẽ khiến bí da cũng như những thành phần hóa học trong những sản phẩm trang điểm có thể khiến tình trạng da bạn trở nên trầm trọng. Cho nên, tốt nhất trong giai đoạn này bạn không nên trang điểm nhé.
+ Note: Bí Quyết Chăm Sóc Da Khô Trắng Mịn Màng
Bước 4: Trị thâm
Các vết thương sau khi hết ửng đỏ, khô lại và rụng vẩy, lúc này bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị thâm cho da. Bạn cần kết hợp trị thâm song song với quy trình làm sạch – dưỡng ẩm – chống nắng, bổ sung thêm bước tẩy tế bào chết và các sản phẩm trị thâm vào chu trình dưỡng da của mình.
- Tẩy tế bào chết: Làn da sau khi nặn mụn chỉ nên sử dụng những thành phần tẩy tế bào chết hóa học nhẹ nhàng như AHA hay BHA, tránh những sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học có thể gây tổn thương cho da. Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ những tế bào cũ, lớp sừng trên da, giúp da hấp thụ tốt hơn những dưỡng chất, các bước chăm sóc sau đó cũng như hỗ trợ làm mờ vết thâm trên da.
- Đắp mặt nạ: Sử dụng những mặt nạ có khả năng trị thâm, làm sáng da tự nhiên như nghệ, mật ong, sữa tươi,… Những loại mặt nạ này không những giúp trị thâm hiệu quả mà còn cung cấp dưỡng chất cho da khỏe mạnh, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành của da.
- Trị thâm: Sử dụng những sản phẩm có chứa các thành phần trị thâm như Vitamin C, Niacinamide, Retinol, Hydroquinone,… Tuy nhiên, khi chọn sản phẩm, bạn cần chú ý đến nồng độ những thành phần này ở mức độ cho phép, tránh làm dụng sẽ gây nên những kích ứng cho da.
+ Note: Cách Điều Trị Mụn Phù Hợp Cho Từng Loại Da
Bước 5: Duy trì kết quả
Làn da sau khi nặn mụn và trở về trạng thái ban đầu, bạn cần có chế độ chăm sóc đúng cách nhằm tránh tình trạng mụn quay lại. Chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ, cần tẩy trang sạch nếu có trang điểm và sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học sẽ giúp mụn không có cơ hội quay trở lại trên làn da của bạn.
Trên đây là quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn mà Miss Tram Academy chia sẻ đến bạn. Chúc bạn áp dụng thành công và sở hữu một làn da láng mịn, trắng hồng.
Xem Thêm Về Tin Tức – Chia Sẽ Khác Của Miss Tram Academy:
Những Lưu Ý Khi Đắp Mặt Nạ Trái Cây Cho Da