Cùng một phương pháp Điêu khắc phẩy sợi nhưng liệu khách hàng là Nam và Nữ có quy trình thực hiện, yêu cầu giống hoàn toàn hay không?
Câu trả lời: CÓ, nhưng cũng KHÔNG CÓ !
+ KHÔNG CÓ: với nhiều Master hoặc KTV có kinh nghiệm làm nhiều thì không có vấn đề gì với đối tượng làm mày là nam hay nữ.
+ CÓ: qua thời gian theo dõi quá trình của học viên mới bắt đầu nghề, Miss Tram Academy nhận thấy rằng: có nhóm học viên hoặc KTV mới ra nghề bị bối rối khi điêu khắc mày cho nam.
Tìm Hiểu Điểm Giống & Khác Nhau Giữa Điêu Khắc Chân Mày Nam và Nữ
– Giống nhau: sử dụng kỹ thuật Điêu Khắc Phẩy Sợi Chân Mày.
– Khác nhau: sự khác nhau sẽ dựa trên yêu cầu về chuẩn mày cho Nam hoặc nữ, từ đó dẫn đến KTV cần khéo léo xử lý cho phù hợp với đối tượng. Cụ thể như sau:
+ Mày nam:
- Dáng này của nam phần lớn khung mày thật có bảng to, khi lên dáng mày KTV sẽ căn cứ theo khung mày thật để sự mạnh mẽ, nam tính.
- Tuy nhiên, cần lưu ý xử lý phần đầu thật khéo: không quá to bè/thô cứng cũng không quá mảnh dễ tạo cảm giác hung dữ/yếu đuối mất tự nhiên.
- Nét khắc sợi mày cần cứng cáp, thưa nhưng sắc nét.
- Màu sắc thường được chọn màu nâu đen để phù hợp màu tóc, da.
+ Mày nữ:
- Dáng mày nhỏ, phần đuôi mày sắc nét.
- Sợi mày cần mảnh, có độ cong ôm theo khung chân mày tạo sự mềm mại.
- Màu sắc đa dạng chân mày của nữ giới khá đa dạng: màu nâu tây, màu đen nâu, màu nâu khói, màu nâu đồng,…
Vừa rồi là những điểm khác biệt cơ bản giữa điêu khắc chân mày Nam và Nữ, hy vọng sẽ giúp ích cho các KTV trong quá trình học tập và làm nghề nhé!
Xem thêm các bài viết khác trong chuyên mục Hỏi Đáp của Miss Tram!