Phun môi là một trong những phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích hiện nay. Đây được xem là một cách “trang điểm bán vĩnh viễn”, giúp chị em có một làn môi căng mọng, tươi tắn và duy trì trong thời gian rất dài. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến kết quả phun môi không được như ý. Một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là môi khách hàng có hiện tượng mưng mủ phồng rộp khi phun môi.
Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả nhất là gì? Cùng Miss Tram Academy tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Vì Sao Có Hiện Tượng Mưng Mủ Phồng Rộp Khi Phun Môi
1. Nguyên nhân môi có hiện tượng bị mưng mủ, phồng rộp sau khi phun
Phun môi là kỹ thuật sử dụng mũi kim siêu nhỏ, đi nhẹ nhàng trên môi với độ sâu không quá 0.2mm để đưa màu mực phủ lên bề mặt. Với những tác động nhỏ này sẽ hoàn toàn không gây ra những biến chứng, đau rát hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau phun. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp môi bị sưng mủ, phồng rộp do nhiễm trùng. Vậy, những nguyên nhân chính gây ra những hiện tượng này là:
-
Sử dụng kỹ thuật cũ, lạc hậu
Phun môi là việc sử dụng những mũi kim để gây tổn thương cho vùng da ở môi, sau đó đưa mực phun vào trong lớp biểu bì để tạo màu.
Phương pháp xăm môi cũ sử dụng kim xăm thô và được điều chỉnh bằng tay nên rất khó điều chỉnh lực đi kim cũng như tạo ra các vết đâm to hơn. Điều này rất dễ gây ra các vết thương hở, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào dễ dàng hơn. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng xăm môi bị mưng mủ, phồng rộp, đặc biệt là chị em nào có da dễ kích ứng khi bị tổn thương.
-
Kỹ thuật viên tay nghề kém
Với những kỹ thuật viên tay nghề kém, đi kim quá mạnh tay, chệch gốc hay quá nhanh cũng sẽ gây tổn thương trên da. Điều này sẽ khiến môi dễ xuất hiện tình trạng mưng mủ và phồng rộp sau phun.
+ Note: Làm Thế Nào Để Phun Môi Không Sưng
-
Không vệ sinh kỹ dụng cụ khi thực hiện
Việc không vệ sinh kỹ dụng cụ phun xăm không những dễ gây nên tình trạng mưng mủ, phồng rộp mà còn là nguyên nhân của các bệnh truyền nhiễm khác.
Vì vậy, đây là một bước quan trọng trong quy trình phun xăm mà bạn cần thực hiện kỹ càng, nhằm đảm bảo các dụng cụ phun xăm hoàn toàn vô trùng và riêng biệt.
-
Sử dụng mực phun không đạt chuẩn
Mực phun xăm không rõ ràng nguồn gốc, kém chất lượng cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả lên màu của môi. Và tệ hơn là gây ra một số triệu chứng như mưng mủ, phồng rộp sau phun do môi bị nhiễm trùng.
-
Không giữ vệ sinh, kiêng cữ sau khi thực hiện
Ngoài những nguyên nhân xuất phát trong quá trình phun xăm thì việc chăm sóc và dưỡng môi sau phun cũng phần nào quyết định đến kết quả phun môi. Nếu khách hàng thường xuyên cạy lột, không dưỡng môi hay chăm sóc môi không đúng cách thì các hiện tượng viêm nhiễm cũng rất dễ xảy ra.
Vì vậy, khi khách hàng báo môi có dấu hiệu mưng mủ, phồng rộp sau phun. Hãy nhớ hỏi cách chăm sóc môi hằng ngày của khách như thế nào để tìm ra được nguyên nhân chính xác nhất nhé.
+ Note: 3 Điều Cần Lưu Ý Khi Phun Môi
2. Xử lý môi bị nhiễm trùng như thế nào
Với trường hợp môi bị mưng mủ và phồng rộp sau phun, bạn cần xử lý như sau:
- Bước 1: Thăm khám xem tình trạng nhiễm trùng của môi như thế nào.
- Bước 2: Vệ sinh và bôi thuốc (thông thường sẽ sử dụng acyclovir).
- Bước 3: Cấp kháng sinh và dặn dò lịch bôi thuốc/uống thuốc cho khách hàng.
- Bước 4: Hẹn ngày tái khám.
Với những trường hợp nghiệm trọng, bạn nên nhờ sự can thiệp của các chuyên gia da liễu để đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.
3. Cần dặn dò khách hàng những gì?
+ Note: Phun Môi Nên Ăn Kiêng Gì Để Lên Màu Đẹp
Việc chăm sóc môi sau phun rất quan trọng và góp phần vào sự thành công của quá trình phun môi. Vì vậy, sau khi thăm khám và xử lý môi cho khách, bạn cần dặn dò khách hàng những điểm sau:
- Vệ sinh môi, bôi thuốc và uống kháng sinh theo đúng hướng dẫn.
- Không để môi tiếp xúc với nước và luôn vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.
- Không ăn những thực phẩm dễ gây sẹo, gây phù nề hay mưng mủ khi da có vết thương như: đồ nếp, thịt gà, lòng trắng trứng, đồ tanh, đặc biệt là đồ cay nóng.
- Các loại đồ uống chứa cồn và cafein như bia, rượu, cà phê cũng cần kiêng để tránh môi lên màu không đều.
- Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn ngoài đường phố, hay nhiễm bẩn dưới mọi hình thức.
- Không nên đưa tay lên môi khi tay chưa được vệ sinh kỹ càng, dễ khiến môi bị nhiễm trùng. Đặc biệt, không có tác động mạnh nào lên môi – khiến vết thương khó hồi phục.
- Luôn để ý đến tình trạng của môi xem da môi đã đóng vảy chưa, đã bớt chảy nước hay bớt mưng mủ chưa. Trường hợp tình trạng môi ngày càng nặng hoặc hơn một tuần mà không có dấu hiệu lành da, khách hàng nên báo với kỹ thuật viên để được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những chia sẻ của Miss Tram Academy về hiện tượng mưng mủ, phồng rộp sau phun. Để có biện pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất, ngoài việc thực hiện các bước xử lý y tế, bạn cần lưu ý khách hàng chăm sóc môi đúng cách tại nhà để môi nhanh chóng bình phục. Bên cạnh đó, hãy tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng môi để có hướng điều chỉnh triệt để nhất, tránh xảy ra tình trạng tương tự ở những trường hợp phun môi khác. Hy vọng bài viết này sẻ có ích với bạn. Chúc bạn luôn thành công!
Xem Thêm Các Bài Viết Về Tin Tức – Chia Sẽ Của Miss Tram Academy:
Lựa Chọn Kiểu Nối Mi Phù Hợp Với Từng Dáng Mắt
Hiểu Đúng Về Độ pH Của Da Và Cách Giữ Cân Bằng Cho Da
Lưu Ý Trong Quản Lý Dịch Vụ Chăm Sóc Da Mặt Cho Khách Hàng Ở Spa