Khi Phun Xăm Da Khách Không Ăn Thuốc Tê Phải Làm Sao 3

Khi Phun Xăm Da Khách Không Ăn Thuốc Tê Phải Làm Sao

Trong quá trình thực hiện phun xăm (mày hay môi), chúng ta sẽ khó tránh khỏi trường hợp khách hàng có cơ địa da không ăn tê. Khi đó, việc đi kim sẽ khá khó khăn bởi khách hàng cảm thấy đau nhiều hơn. Gặp phải tình huống này, bạn cần có cách xử lý nhanh chóng để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý khách cũng như kết quả sau cùng.

Khi Phun Xăm Da Khách Không Ăn Thuốc Tê Phải Làm Sao 4

Khi Phun Xăm Da Không Ăn Thuốc Tê Phải Làm Sao

Vai trò của kỹ thuật gây tê trong thẩm mỹ mày – môi

phun xăm da không ăn thuốc tê

Các công nghệ thẩm mỹ mày – môi (phun thêu, điêu khắc) ngày nay hiện đại hơn hẳn với quá trình thực hiện nhanh hơn, màu mực đẹp hơn và đường nét tạo ra trông thanh thoát, tự nhiên hơn rất nhiều. Đặc biệt, phun xăm mày – môi không còn quá đau nhức, sưng và mất thời gian nghỉ dưỡng như xưa. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản khi thực hiện phun xăm vẫn cần đến quá trình gây tê.

+ Note: Quy Trình Các Bước Khi Làm Phun Xăm Thẩm Mỹ Chuẩn Cơ Bản

Gây tê khi phun mày – môi sẽ có các tác dụng sau:

  • Giảm cảm giác đau đớn cho khách hàng trong quá trình đi kim
  • Giúp khách hàng thoải mái, tâm lý ổn định để các KTV đi kim dễ dàng hơn
  • Gây tê có thể góp phần giúp các KTV thực hiện phun mực chuẩn xác, canh chỉnh đường nét hài hòa mang đến kết quả đẹp nhất

Mặc dù gây tê là một khâu cơ bản trong phun xăm, nhưng kỹ thuật này vô cùng quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến kết quả sau cúng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hết sức lưu ý để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

Khi Phun Xăm Da Khách Không Ăn Thuốc Tê Phải Làm Sao 5

+ Note: Các Lưu Ý Khi Bảo Quản Máy Phun Xăm

Kỹ thuật gây tê và cách xử lý khách có cơ địa da không ăn tê

Trong phun xăm mày – môi, mỗi một hình thức sẽ có cách gây tê khác nhau. Dưới đây là kỹ thuật chuẩn nhất, có thể giúp khách hàng thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.

Gây tê mày

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tê khác nhau dành cho chân mày, tuy nhiên bạn nên chọn loại tốt để đảm bảo an toàn cho khách, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Độ tê mà Y tế cho phép là 5%, thời gian ủ tê kéo dài khoảng 40 phút. Các sản phẩm tê mà nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng sẽ dao động trong mức 25% – 50%, thời gian ủ ngắn hơn (khoảng 15 – 25 phút tùy loại).

Loại tê này có kết quả nhanh, tuy nhiên dễ gây dị ứng ở một số khách có cơ địa nhạy cảm với các triệu chứng tim đập mạnh, khó thở. Ngoài ra, nếu chọn loại tê chất lượng thấp, vùng da sẽ bị căng cứng, hơi bóng lên gây cản trở cho mực xuống da.

Trước khi tiến hành gây tê, bạn cần sát trùng chân mày để tê thẩm thấu hiệu quả. Lớp cream thoa mày sẽ dày 1mm. Sau khi thoa xong thì dùng nilon chuyên dụng ủ lại.

Trường hợp khách hàng có cơ địa da không ăn tê bạn nên dùng thêm tê an toàn (loại chuyên cho vết thương hở). Khi làm mày, chúng ta sẽ thoa vào vùng da và để khoảng 2 phút. Nếu khách hàng không còn thấy rát nữa thì tê đã có hiệu quả.

phun xăm da không ăn thuốc tê

+ Note: Những Trường Hợp Không Nên Phun Xăm Thẩm Mỹ

Ủ tê môi

Khi ủ tê cho môi, bạn cần vệ sinh môi thật sạch, cũng như tẩy tế bào chết trước đó. Vùng da môi rất mỏng manh, thế nên chúng ta phải thoa một lớp Vasenline lên xung quanh. Bước này sẽ hạn chế trường hợp cháy tê.

Sau khi dán miếng ủ tê lên môi, bạn sẽ phủ nilon và đợi khoảng 10-15 phút để tê phát huy tác dụng. Cũng giống như mày, nếu khách làm môi vẫn cảm thấy đau thì cần thoa tiếp tê an toàn trong khoảng 2 phút. Lưu ý, không nên quá lạm dụng tê vì nó có thể làm ảnh hưởng màu mực phun.

Trên đây là một số kinh nghiệm để xử lý trường hợp khách hàng có cơ địa không ăn tê khi phun xăm. Miss Tram Academy Chúc bạn xử lý thành công các lỗi này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời