Một số lỗi thường gặp khi xăm chân mày
Phun thêu thẩm mỹ theo công nghệ hiện đại có thể mang đến cho khách hàng chân mày đẹp tự nhiên, đường nét hài hòa với gương mặt. Tuy nhiên, nếu bạn mới vào nghề không đảm bảo 100% ca thực hiện sẽ cho kết quả hoàn hảo nhất. Và thực tế, phun thêu mày vẫn có khả năng xảy ra các lỗi nhất định. Vậy đó là những lỗi gì, cách khắc phục ra sao? Miss Tram Academy sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích về những lỗi thường gặp khi xăm chân mày qua bài viết dưới đây.
Một chân mày đẹp không những hợp thời mà phải có màu sắc, đường nét hài hòa với gương mặt, nhìn vào thấy tự nhiên. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo vẹn toàn các yếu tố về thẩm mỹ và nhân tướng học. Khi hội đủ các yếu tố này, khách hàng sẽ hài lòng hơn và ngay cả chính người thực hiện cũng cảm thấy niềm hạnh phúc trước một thành quả đẹp.
Để phun thêu mày thành công, mang đến kết quả như mong đợi chúng ta phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Nắm vững kỹ thuật đối với từng phương pháp phun thêu
- Am hiểu cấu trúc và đặc tính của máy phun xăm
- Điều tiết được lực đi kim
- Hiểu rõ đặc điểm của mực xăm, chọn loại mực có màu sắc phù hợp và chất lượng đảm bảo
- Định dáng mày phù hợp với gương mặt khách hàng
- Đi kim theo đúng form dáng định sẵn
Mặc dù bất kỳ người KTV nào cũng được hướng dẫn về kỹ thuật phun thêu, nhưng khó tránh khỏi sơ suất trong quá trình thực hiện, nhất là những bạn mới vào nghề. Khi đó, phun thêu chân mày có thể xảy ra các tình huống sau:
-
Chân mày ngả màu lệch tông
Chân mày bị ngả màu đỏ
Đây là hiện tượng sau khi phun thêu xong, mày không lên màu như chuẩn mà sẽ ngả sang tông đỏ nhiều hơn. Theo các chuyên gia Miss Tram Academy, trường hợp này có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
- Do màu mực không tốt, mực chứa kim loại hoặc các loại tạp chất khác
- Trong quá trình pha màu, bạn đã cho tỷ lệ màu nâu cao
- Lực kim đi không đều, phun quá nhẹ tay
- Chân mày bị ngả màu xanh
Chân mày ngã màu xanh
Tương tự như trường hợp trên, mày sau phun thêu bị lệch tông và có xu hướng chuyển sang màu xanh. Lỗi này do các yếu tố sau gây ra:
- Có thể màu mực sử dụng không đảm bảo về chất lượng
- Tỷ lệ màu đen pha vào nhiều
- KTV đi kim quá lâu khiến mực chìm dưới da tạo ra cảm giác mày ngả màu xanh
Cách xử lý:
Đối với các trường hợp ngả màu sang đỏ hay xanh người KTV cần phải lưu ý kỹ càng điểm sau:
- Lúc đi khung phải sắc nét, kim xăm trên da chỉ nên vào sâu khoảng 0,05mm
- Cần canh chỉnh đường kim đi theo đúng theo đường vẽ, không lấn ra cũng không thụt vào
Đồng thời chúng ta cũng có cách xử lý riêng với từng trường hợp lỗi như sau:
- Nếu chân mày bị trổ đỏ hoặc quá đậm, hãy dùng mực chuyên xử lý đỏ (có gốc hơi rêu) thường là màu HS-3 để đưa da về màu nguyên thủy. Sau khi xử lý đỏ và đi viền khung nâu đen, chúng ta sẽ tiến hành phun mới với tông nâu đen.
- Nếu mày bị trổ xanh đậm thì nên dùng mực chuyên xử lý xanh (có gốc hơi nâu nhiều), nếu xanh ít thì dùng HS-3 để xử lý. Tiếp đến bạn sẽ viền khung màu nâu đen cho sắc nét rồi tiến hành phun màu nâu tự nhiên cho đến khi chân mày đẹp. Lưu ý bạn không được dùng màu nâu có gốc đen để xử lý vì có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.
Xem Thêm >>>> Cách xử lý (sửa hoặc xóa) chân mày làm bị hư, chuyển màu xanh đỏ
-
Không định dạng được dáng mày
Bên cạnh hiện tượng trổ màu, không định dạng được dáng mày cũng là một trong những lỗi thường gặp khi phun thêu mày. Mày làm xong chùi mực mà không thấy rõ đường khung thì chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Lực kim đi quá nhẹ tay
- Đường khung chân mày không có sự dứt khoát, trước đó không tạo ra độ sắc sảo
Để phòng trường hợp này xảy ra, trong quá trình thực hiện bạn cần canh chỉnh lực kim đi vào da với độ sâu khoảng 0,5mm, cũng như đi đúng đường vẽ trước đó, không nên lấn ra hay thụt vào.
Xem Thêm Các Bài Viết Cùng Mục Mày:
Bí Quyết Mở Cơ Sở Phun Xăm Thẩm Mỹ Đạt Thành Công
Không Có Khiếu Vẽ Học Phun Xăm Thẩm Mỹ Được Không
Bí Quyết Để Khách Hàng Thoải Mái Khi Làm Chân Mày
-
Chân mày có màu nhưng không đều, bên đậm bên nhạt
Màu mày lên không đều chủ yếu là do quá trình pha màu bạn khuấy không kỹ khiến mực không hòa tan hoàn toàn. Ngoài ra, nếu kỹ thuật đi kim còn yếu sẽ không tạo được độ dứt khoát để mực bám vào da.
Còn trường hợp mày lên bên đậm bên nhạt là do canh chỉnh thời gian đi kim 2 bên chân mày không tương ứng, một bên làm nhanh, bên còn lại lâu hơn. Để xử lý tình trạng này, bạn có thể dùng mực chuyên dụng hạ tông bên mày đậm hoặc dùng mực tương ứng để làm đậm thêm bên nhạt.
Một số kinh nghiệm của Miss Tram Academy trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thực hiện thành công!