Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tuyển Dụng Ngành Spa

Spa, Thẩm Mỹ Viện đang được xem là ngành kinh doanh cực kỳ hot trong bối cảnh hiện nay. Rất nhiều loại hình dịch vụ spa mọc lên đồng nghĩa với nhu cầu người sử dụng rất cao – đi đôi với nhu cầu tuyển dụng cũng rất cao.

Tuy nhiên để làm được trong ngành này bản thân bạn cần phải có những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Khi đi phỏng vấn xin việc, các bạn thường có cảm giác như mình đang thực hiện một bài kiểm tra mà không có những câu trả lời đúng sai chính xác. Vì vậy việc tốt nhất mà các bạn có thể là tìm kiếm những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và những câu trả lời mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tuyển Dụng Ngành Spa Chuẩn Nhất
Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tuyển Dụng Ngành Spa

Trong bài viết này Misstram Academy sẽ cung cấp cho bạn những câu hỏi thường gặp và câu trả lời khi phỏng vấn ngành spa cũng như các yếu tố mà bạn cần phải có trước khi muốn đi phỏng vấn xin việc ở spa và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: CHUẨN BỊ NGOẠI HÌNH VẺ NGOÀI  TRƯỚC KHI THAM GIA BUỔI PHỎNG VẤN

Hãy chuẩn bị cho mình một bộ trang phục gòn gàng, lịch sự, mái tóc gọn gàng, có trang điểm nhẹ, nên đến trước buổi phỏng vấn tầm 15 phút

CÁC CÂU HỎI VÀ CÁCH TRẢ LỜI KHI ĐI PHỎNG VẤN NGÀNH SPA

1. Anh chị có nhận xét gì về spa chúng tôi?

Tìm hiểu kĩ về spa: các câu hỏi của nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi liên quan đến spa của họ nên nếu bạn thực sự hiểu và quan tâm đến họ thì sẽ được đánh giá rất cao.

xin việc ngành spa cần lưu ý điều gì

Một số điểm lưu tâm như:

  • Dịch vụ/sản phẩm nổi bật là gì?
  • Bao nhiêu chi nhánh – tập trung khách hàng ở khu vực nào?
  • Sơ lược về cảm giác của bạn khi tìm hiểu về công ty: có tin tưởng không, có thu hút không?

2. Vì sao anh chị xin vào vị trí này?

Đối với câu hỏi này bạn đừng trả lời một cách đơn giản như vì đây là công việc thú vị hay vì muốn thử sức trong môi trường mới, môi trường chuyên nghiệp… mà hãy trả lời sâu sắc hơn có tầm nhìn hơn trong vị trí bạn ứng tuyển cũng như nói ra những điểm mạnh, những kỹ năng bạn thấy bạn có và nó  phù hợp với vị trí này.

3. Bạn bè đánh giá anh chị như thế nào?

Đây là một trong những câu hỏi mà bạn không nên vội vàng trả lời, câu hỏi là cơ hội để bạn phân biệt bản thân bạn với những ứng viên khác, chứ không phải đơn giản là muốn nghe bạn nói về việc những người bạn của bạn nghĩ như thế nào về bạn?

Bạn bè đánh giá anh chị như thế nào?

Hãy kể cho người phỏng vấn nghe về những kỹ năng lắng nghe đã giúp bạn bán được được hàng hay làm yên lòng một khách hàng đang tức giận.

“Làm việc chăm chỉ” là một điều cần thiết và hầu hết những người nộp đơn đều chia sẽ như vậy hãy làm khác họ bằng cách chia sẽ cách mà bạn đã giúp làm giảm bớt khối lượng công việc của đồng đội hoặc sếp giao cho mình nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc.

4. Mục tiêu nghề nghiệp của anh chị là gì?

Câu hỏi này tưởng chừng như rất ít ứng viên để ý lại được nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất, dù cho bạn đã ghi rõ trong cv nhưng bạn trình bày diễn dãi trước mặt họ như thế nào mới là vấn đề quan trọng.

Định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của anh chị là gì

Để thành công trong lĩnh vực spa – một môi trường năng động và có sự cạnh tranh cao, nếu đội ngũ nhân viên không đảm bảo chất lượng, thì mọi việc sẽ không được đảm bảo, nên khâu tuyển chọn nhân viên đặc biệt được nhà tuyển dụng quan tâm những ai đi về dài hạn.

Bạn cần phải xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình ,trong đó điều quan trọng là hãy thể hiện rõ sự mong muốn được gắn bó với nghề – thể hiện sự quyết tâm muốn phát triển sự nghiệp làm đẹp, làm việc bằng tất cả niềm đam mê cũng như tâm huyết với nghề, những mục tiêu đưa ra đều mang giá trị đến cho công ty.

Thêm một điều quan trong nữa là bạn phải biết sự hài hòa giữa mục tiêu nghề nghiệp của bạn với vị trí thực sự mà bạn đang ứng tuyển sẽ giúp bạn nhận được đánh giá tốt từ phía nhà tuyển dụng.

5. Bạn thấy bản thân bạn là ai trong 5 năm tới?

Bạn thấy bản thân bạn là ai trong 5 năm tới, câu hỏi này không chỉ kiểm tra lòng trung thành sự gắng bó của bạn với một công ty tiềm năng, mà người phỏng vấn còn muốn biết liệu bạn có các mục tiêu nghề nghiệp thực thế nào cho công việc hay không.

Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ về con đường sự nghiệp của công việc này khi bạn nộp đơn vào, thời gian thực tế để những người ở vị trí này được thăng tiến là khi nào?

6. Theo anh chị công việc này có yêu cầu đòi hỏi gì?

Đối với ngành spa là ngành dịch vụ tiếp xúc với khách hàng thường xuyên thì bản thân bạn trong cách giao tiếp phải thật tốt đây là yếu tố bắt buộc cần phải có, chỉ khi bạn giao tiếp tốt thì mới thuyết phục được khách hàng, giải thích dễ nghe, dễ hiểu về các dịch vụ ở spa.

Những Đòi hỏi Của công việc hiện tại đang làm là gì

Bản thân khách hàng cũng thích nói chuyện với một người hiểu biết, lễ phép, nhẹ nhàng thỉnh thoảng cũng biết một chút sự hài hước để tạo không khí vui vẻ thư giản cho khách hàng, đây cũng là một trong các lý do quan trọng mà khách hàng thường chọn nhân viên ruột mỗi khi ghé lại spa.

Ngoài ra bản thân bạn cần thể hiện chính bạn phải có sự nhiệt tình và đam mê đói với công việc cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển hay không.

Nhà tuyển dụng làm như vậy để họ biết bạn có thực sự mong muốn được làm việc và có yêu thích công việc ở spa hay không? Có thể gắn bó lâu dài hay không?

7. Vì sao anh chị lại bỏ công việc cũ?

Nhà tuyển dụng ngành spa muốn biết bạn có phải là ứng viên phù hợp với vị trí mà họ đang tìm kiếm không  bằng cách cân nhắc dựa trên công việc cũ của bạn, kinh nghiệm và đặc biệt là vị trí tương đương của bạn từng làm.

Cách để xử lý những câu hỏi này của nhà tuyển dụng hãy hướng đến những câu trả lời mang tính chất tích cực như muốn học hỏi, tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân, môi trường phát triển bản thân…nhìn chung dù bạn đã nghỉ việc với bất cứ lý do là gì thì hãy tìm cách để nói sao cho tốt đẹp nhất có thể về nó.

 8. Hãy kể về lãnh đạo và đồng nghiệp cũ của anh chị?

Đây là cách nhà tuyển dụng xem xét về thái độ của bạn cũng như môi trường bạn từng làm, một nhân viên tốt sẽ không bao giờ nói xấu sếp cũ, đồng nghiệp cũ, công ty cũ dù họ có xấu thật đi chăng nữa, đặc biệt nếu kể xấu với thái độ thiếu tôn trọng thì chắc chắn bạn sẽ nằm ngoài danh sách nhân viên trúng tuyển ở các môi trường làm việc tốt.

9. Bạn xử lý áp lực như thế nào?

Bạn hãy khéo léo trả lời những điều mà bạn làm một cách chính xác ,ví dụ bạn tập thể dục, yoga sau giờ làm, bạn đọc sách …..bạn lựa chọn phương pháp nào không quan trọng.

Người phỏng vấn chỉ muốn xác nhận rằng bạn có một cách làm lành mạnh để ứng phó với áp lực.

10. Mức lương mong muốn của anh chị là bao nhiêu?

Khi được nhà tuyển dụng yêu cầu đưa ra mức lương trước là bạn có một lợi thế.

Nhưng bạn không nên đưa ra một con số lương chính thức cụ thể ngay lúc đó, như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình (mà chưa biết kết quả công việc của bạn ra sao), hãy thương lượng với tuyển dụng về mức lương thử việc hợp lý với bạn trước.

Và sau thời gian thử việc, nếu tiếp tục vào làm chính thức, bạn sẽ nói mức lương cụ thể phù hợp với năng lực và khả năng của bạn.

11. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Để trả lời câu hỏi này của nhà tuyển dụng, bạn nên căn cứ vào các tiêu chí tuyển dụng nhân viên spa nói chung để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất, đối với ngành dịch vụ con người là yếu tố quan trọng nhất, do đó bản thân cần có kỷ năng chuyên môn là điều không cần bàn cãi.

mẹo phỏng vấn nghề spa
Phỏng vấn xin việc Spa/ TMV cần lưu ý gì?

Ngoài ra ngoại hình ưa nhìn, các kỷ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống,… sẽ giúp bạn mở ra cánh cửa thành công với nghề nhanh chóng hơn.

Với những câu hỏi chuẩn bị trước khi tham gia buổi phỏng vấn tuyển dụng ngành spa trên đây, mong rằng bạn có thể áp dụng và chuẩn bị tốt để bản thân nhanh chóng lựa được công việc phù hợp với mình.

Ngành spa hiện tại là một trong những công việc rất cần nguồn nhân lực. Cơ hội một việc làm ổn định với mức thu nhập tốt sẽ không còn xa vời nếu như bạn biết nắm bắt.

+ Xem thêm:

Chúc các bạn thành công.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 2 bộ câu hỏi phỏng vấn sau mà nhà tuyển dụng hay dùng:

Bộ 47 câu hỏi phỏng vấn theo chủ đề

A/ ĐỘNG CƠ XIN VIỆC VÀ QUAN TÂM ĐẾN CÔNG VIỆC

1. Vì sao anh chị xin vào vị trí này?

2. Anh chị có nhận xét gì về spa chúng tôi?

3. Điều gì thích thú nhất trong công việc mà anh chị muốn xin làm?

4. Điều gì khiến anh chị cảm thấy được kích thích nhất trong công việc?

5. Theo anh chị công việc này có yêu cầu đòi hỏi gì?

6. Anh chị dự định sẽ tổ chức việc thực hiện công việc như thế nào?

7. Những yêu cầu, chế độ nào anh chị muốn có tại sao?

8. Anh chị thấy mức lương bao nhiêu là hợp lý với công việc của anh chị vì sao?

9. Các chính sách nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến công việc anh chị cần tuyển?

B/ ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC:

10. Anh chị tham gia vào các tổ chức hoặc hoạt động nào của sinh viên hay trong xã hội chưa?

11. Điểm trung bình của anh chị khi học THPT hoặc Đại Học ?

12. Anh chị thích hay không thích môn nào nhất tại sao?

13. Đánh giá chung của anh chị về trường cấp 3 và đại học của anh chị?

14. Anh chị trang trải học phí của mình bằng cách nào?

C/ CÔNG VIỆC CŨ:

15. Mức lương khởi đầu và mức lương hiện nay của anh chị là bao nhiêu? Vui lòng giải thích?

16. Tổng thu nhập hiện nay của anh chị là bao nhiêu?

17. Vì sao anh chị lại bỏ công việc cũ?

18. Anh chị có nhận xét gì về nới làm cũ của anh chị? Những điểm mạnh và điểm yếu? Điều gì anh chị không thích và thích nơi làm cũ?

D/ KIẾN THỨC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG VIỆC:

19. Hãy kể cho chúng tôi nghe về những nơi các anh chị đã làm việc, tên công việc, thời gian, nội dung, vị trí.

20. Anh chị đạt được những thành tích nào liên quan đến công việc.

21. Anh chị co thể làm những công việc nào ở Công ty chúng tôi.

22. Những kinh nghiệm cũ giúp gì cho công việc mới?

23. Hãy kể về những thành công lớn nhất trong công việc của anh chị?

24. Anh chị có thường xuyên hoàn thành công việc với chất lượng và thời gian đúng hạn không?

25. Anh chị dự định sẽ làm những việc gì trong những ngày đầu tiên làm việc trong Spa?

E/ KHẢ NĂNG HOÀ ĐỒNG VÀ GIAO TIẾP:

26. Hãy kể về lãnh đạo và đồng nghiệp cũ của anh chị?

27. Anh chị thấy rằng làm việc một mình hay theo nhóm sẽ thích hợp, hiệu quả hơn?

28. Anh chị giải quyết xung đột như thế nào?

29. Quan hệ của anh chị và người hàng xóm như thế nào?

30. Anh chị có thể cảm thấy khó khăn khi tiếp xúc với người mới quên không?

F/ TỰ NHẬN XÉT BẢN THÂN, Ý THỨC TRÁCH NHIỆM VÀ CẦU TIẾN:

31. Anh chị vui lòng nhận xét về bản thân của anh chị?

32. Những ưu thế của anh chị so với ứng viên khác? Đâu là điểm mạnh và yếu của anh chị?

33. Những điều anh chị muốn kể cho chúng tôi biết về anh chị?

34. Bạn bè đánh giá anh chị như thế nào?

35. Dự định của anh chị trong tương lai?

36. Ước muốn lớn nhất trong nghề nghiệp của anh chị là gì?

37. Đìêu gì ảnh hưởng lớn đến sự tiến bộ nghề nghiệp của anh chị?

38. Theo anh chị vị trí của anh chị cần có những phẩm chất gì?

39. Nếu được nhận vào làm trong spa, anh chị có mong đợi hặc đề nghị gì với spa?

G/ QUAN ĐIỂM SỞ THÍCH CHUNG:

40. Điều gì làm anh chị khó chịu nhất trong cuộc sống hiện nay?

41. Những thói quen và sở thích của anh chị là gì?

42. Nếu anh chị tuyển nhân viên, anh chị thấy nhân viên phải có tiêu chuẩn gì?

43. Anh chị kích thích, động viên nhân viên dưới quyền như thế nào?

44. Hãy kể một thất bại và cách anh chị vượt qua thất bại đó.

45. Điều gì thường làm anh chị phải lưỡng lự nhất?

46. Bài học kinh nghiệp quý báu nhất mà anh chị đã học được?

47. Anh chị có nhận xét gì về nhân vật X trong một câu chuyện về thời sự mới đặt ra?

Bộ 46 câu hỏi phỏng vấn tự do giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu tính cách ẩn sâu bên trong nhân viên:

  1. Năm năm nữa bạn là ai?
  2. Quan hệ với sếp cũ thế nào?
  3. Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi ?
  4. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?
  5. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?
  6. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác ?
  7. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?
  8. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc?
  9. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?
  10. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực?
  11. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào?
  12. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây?
  13. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?
  14. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?
  15. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?
  16. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không?
  17. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?
  18. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân?
  19. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn?
  20. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?
  21. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây?
  22. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?
  23. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu?
  24. Triết lý của bạn trong công việc?
  25. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?
  26. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?
  27. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?
  28. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn?
  29. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?
  30. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?
  31. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân?
  32. Bạn có khả năng nói trước đông người ?
  33. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?
  34. Nếu bạn có thể bắt đầu lại sự nghiệp của bạn, bạn có làm một điều gì đó khác biệt không?
  35. Hãy cho tôi biết điều gì tạo động lực cho bạn.
  36. Hãy cho tôi biết điều gì có thể khiến bạn suy sụp.
  37. Hãy cho tôi biết cuộc đàm phán căng thẳng nhất bạn từng tham gia.
  38. Bạn đã tác động đến nhân viên mình thế nào khi một quyết định chiến lược của công ty cần thực hiện?
  39. Hãy kể một tình huống mà bạn thuyết phục được người khác làm theo ý mình.
  40. Ai chịu trách nhiệm kiếm tiền trong gia đình bạn?
  41. Bạn có kế hoạch học tập gì không?
  42. Bạn có bao giờ đề nghị bạn bè, cấp trên hay ai đó làm gì khác với cách bình thường? Kết quả ra sao?
  43. Có khi nào bạn đã đặt mục tiêu cho mình? Bạn có trở ngại nào và đã vượt qua trở ngại này ra sao? Kết quả cuối cùng như thế nào?
  44. Thành công lớn nhất của bạn trong đời là gì? (trường học, công việc, gia đình..) Bạn học hỏi gì từ thành công đó?
  45. Bạn có gặp thất bạn gì trong đời? Nếu được làm lại bạn sẽ làm gì?
  46. Bạn đọc sách chứ? Hãy kể về cuốn sách bạn tâm đắc.

Nhu cầu tuyển dụng Kỹ Thuật Viên tại các Trung tâm, Cơ sở thẩm mỹ đang rất cao tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng chinh phục được nhà tuyển dụng do còn thiếu sót nhiều kinh nghiệm “TRƯỚC – TRONG – SAU” khi phỏng vấn. Miss Tram Academy chia sẻ ngay cho bạn 3 kinh nghiệm VÀNG sau đây để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiệu quả khi phỏng vấn/ứng tuyển nghề Spa nhé!

xin việc ngành spa
Kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc ngành spa

Bí Quyết Phỏng Vấn Xin Việc Ngành Spa

Trước Khi Phỏng Vấn

  • Tìm hiểu về Spa mà bạn ứng tuyển: đây là khâu cực kỳ quan trọng giúp bạn “biết người biết ta”, đa phần các câu hỏi cũng sẽ xoay quanh đến Spa của họ nên nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ được đánh giá cao.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp: đặc thù ngành dịch vụ nên Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có trang phục lịch sử, chỉnh tề, hợp thời trang.
  • Ước tính thời gian đến buổi phỏng vấn: để tránh tình trạng kẹt xe, đường khó đi…bạn nên tìm hiểu trước địa điểm, thời gian di chuyển để đến đúng giờ.

Trong Khi Phỏng Vấn

  • Thái độ lịch sự: Chào hỏi người phỏng vấn niềm nở, khi ngồi giữ tư thế thẳng lưng, thái độ lắng nghe tích cực.
  • Sử dụng body language: trong lúc phỏng vấn bạn hãy luôn tự tin, hào hứng, thể hiện thông qua ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nụ cười, cách để tay…vv
  • Trả lời thành thật: hãy trả lời câu hỏi từ nhà tuyển dụng một cách chân thật, không khoa trương, phóng đại sự việc, trả lời đúng trọng tâm tránh lan man, dài dòng.
  • Nói cảm ơn: sau khi kết thúc câu hỏi cuối bạn nên chủ động bắt tay và gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì buổi phỏng vấn.

Sau Buổi Phỏng Vấn.

  • Bạn hãy tự đánh giá lại quá trình phỏng vấn của mình, đúc rút những kinh nghiệm mà mình đã học được, những thiếu sót cần bổ sung trong thời gian tới.
  • Bạn có thể gửi email cảm ơn nhà tuyển dụng đã mời bạn đến tham gia buổi phỏng vấn này.

Với những kinh nghiệm quý giá trên đây hi vọng bạn sẽ trang bị những kỹ năng cơ bản để có được một buổi phỏng vấn thành công!

Xem thêm nhiều kiến thức nghề spa tại chuyên mục Hỏi Đáp

5/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận