Chia Sẻ Cách Lấy Nhân Mụn Đúng Chuẩn
Trong quá trình điều trị mụn cho khách hàng, có những liệu trình yêu cầu phải lấy nhân mụn ra trước khi dùng thuốc thì mới mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng áp dụng được cách này, và với từng loại mụn chúng ta có phương pháp lấy nhân phù hợp riêng.
1. Loại mụn nào lấy nhân được?
Mụn là một trong những vấn đề về đa thường gặp, nhất là khi chúng ta bước vào tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thêm vào đó, môi trường ngày càng ô nhiễm, nguồn nước không sạch, cộng thêm tác động của các loại mỹ phẩm (sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng da, mặt nạ chăm sóc, kem chống nắng,…) khiến da mất đi độ khỏe, dễ dàng sinh mụn nhọt.
Mặc dù nói mụn nặng hay nhẹ là do cách chăm sóc, do tác động chủ quan bên ngoài nhưng yếu tố cơ địa, hormone cũng vô cùng quan trọng bởi nó quyết định tính chất và đặc điểm các loại mụn.
Với kinh nghiệm chăm sóc điều trị da hơn 18 năm, Miss Tram Academy phân mụn thành 9 loại cơ bản, bao gồm:
- Mụn cám
- Mụn đầu đen
- Mụn đầu trắng
- Sợi bã nhờn
- Mụn ẩn dưới da
- Mụn bọc (mụn viêm mủ)
- Mụn u không đầu
- Mụn mạch lươn
- Mụn nội tiết
Các loại này tiếp tục phân thành 2 thể chính:
- Thể nhẹ: mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, sợi bã nhờn và mụn nội tiết
- Thể nặng: mụn ẩn sần dưới da, mụn mủ bọc không đầu, mụn u nang
Rất ít trường hợp người chỉ bị duy nhất một loại mụn, mà khi da có vấn đề sẽ xuất hiện cùng lúc 2-3 loại mụn thi nhau “hoành hành”. Trong quá trình điều trị mụn, chúng ta buộc phải lấy hết nhân mụn ra để áp dụng các loại tia laser hoặc thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn phải hết sức lưu ý nhận diện rõ loại mụn và tình trạng mụn trước khi thực hiện lấy nhân mụn. Chỉ được áp dụng lấy nhân trên những nốt mụn có tồn tại nhân bên trong.
Những loại mụn tuyệt đối không được nặn lấy nhân là mụn máu, mụn nước, mụn thịt, mụn mới nhú lên còn đang ửng đỏ vì chúng không có nhân. Nếu bạn nặn mụn có thể khiến khách hàng đau đớn, để lại sẹo và vết thâm trên da. Khi đó, tình trạng mụn càng nặng nề hơn.
2. Cách lấy nhân mụn
Bạn nên lưu ý khách hàng không được dùng cây nặn mụn để tự lấy nhân ở nhà. Cách thức này vừa để lại sẹo, vừa có nguy cơ nhiễm trùng do công cụ không được sát khuẩn đúng cách.
Mỗi loại mụn sẽ có cách nặn như sau:
- Đối với mụn bọc, bạn sẽ dùng đầu kim nhọn chích vào nốt mụn cho có lỗ hở, sau đó dùng tay nặn hết nhân mụn và chất dịch ra.
- Mụn dưới da thì nên dùng tay căng vùng da mụn cho đến khi nó khác với màu da bình thường, tiếp đến dùng đầu kim cây nặn mụn chích vào và nặn hết nhân mụn ra.
- Nếu muốn lấy nhân mụn cám bạn không được nặn mà hãy dùng phương pháp lột mụn với các loại mặt nạ chất lượng, đảm bảo độ an toàn cao.
- Lấy nhân mụn sữa sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nếu dùng máy hút hoặc cây nặn chuyên dụng.
Nặng mụn xong, chúng ta sẽ tiến hành chăm sóc da chuyên sâu và tùy vào từng tình trạng mà áp dụng công nghệ điều trị thích hợp như tia Green Laser/Blue Light, Công nghệ Oxy Jet, Công nghệ Nano Skin, Công nghệ Bio Light,…
Lưu ý trong quá trình nặn mụn cho khách hàng, bạn phải đảm bảo diệt khuẩn sạch sẽ tay, các dụng cụ hỗ trợ. Đồng thời phải giúp khách hàng thư giãn, có tư thế nằm thoải mái nhất để giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu.
Note: Quy Trình 5 Bước Chăm Sóc Da Sau Khi Nặn Mụn
Xem Thêm Về Tin Tức – Chia Sẻ Khác Của Miss Tram Academy: