Ưu - Nhược Điểm Của Các Loại Máy Phun Xăm Hiện Nay 2

Ưu – Nhược Điểm Của Các Loại Máy Phun Xăm Hiện Nay

[HỎI – ĐÁP] Ưu – Nhược Điểm Các Loại Máy Phun Xăm Đang Được Ưa Chuộng Hiện Nay

Ưu - Nhược Điểm Của Các Loại Máy Phun Xăm Hiện Nay 3

Có thể nói rằng “Phun xăm là một nghệ thuật, thì người phun xăm chính là một nghệ sĩ”. Đối với một nghệ sĩ thì chiếc máy phun xăm là hành trang không thể thiếu trong quá trình học và hành.

Với nhu cầu đó, trên thị trường hiện xuất hiện đa dạng mẫu mã, màu sắc, chủng loại máy phun xăm. Tuy nhiên xét về các yếu tố kinh tế, công dụng, độ bền, tính tiện dụng thì có một vài hãng nổi bật như: máy Zenka, máy iDM, máy gù, máy thần thánh, máy rồng …

Trong bài chia sẻ này, Miss Tram sẽ điểm qua một vài ưu – nhược điểm của 3 loại máy đang được ưa chuộng nhất trong cộng đồng ngày làm đẹp để mọi người cùng tham khảo nhé:

1. Máy phun xăm IDM Nhật Bản

IDM là thương hiệu nổi tiếng với các dòng sản phẩm máy xăm chất lượng bền bỉ, chạy êm và rất khoẻ. Máy được sử dụng nhiều nhất trong các thẩm mỹ viện và các trung tâm đào tạo KTV thẩm mỹ

+ Ưu điểm

  • Máy dùng ngòi kim phổ thông 1-3-5-7 tròn dẹt, có thể điều chỉnh tốc độ từ 20.000 ~ 35.000 vòng/ phút, chỉnh kim dài ngắn từ -2,5 – +2,5mm.
  • Sử dụng chân sạc to nên bền, không bị đứt dây điện trong do phun nhiều. Tích hợp thêm pin rời tích điện (sử dụng được khoảng 2-3 tiếng) để sử dụng trong trường hợp mất điện.
  • Thiết kế nhỏ gọn, vừa tay với phần thân làm bằng hợp kim chống gỉ sét, chống trơn, độ bền cao.
  • Không tạo ra tiếng ồn khó chịu trong quá trình sử dụng, thích hợp dùng cho cả phun xăm mày – môi – mí.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi người dùng có kỹ thuật chuyên môn cao.

2. Máy phun xăm Giantsun Đài Loan

Dòng máy này rất thông dụng, có độ sát thương thấp, nhẹ nên rất phù hợp để phun môi với kỹ thuật công nghệ phun môi Châu u, kỹ thuật phun môi không tê và được các nước Châu u sử dụng nhiều nhất để tạo ra những tuyệt tác phun xăm.

Ưu điểm:

  • Máy có chiều dài 51 – 52mm, tốc độ 7000 – 7500 vòng/ phút, được trang bị động cơ mạnh mẽ nhưng sử dụng lại rất êm, nét thanh mảnh như nét bút, phun dễ bắt màu và dễ sử dụng.
  • Có 3 nấc điều chỉnh tốc độ phù hợp cho phun môi – mày – mí. Dễ dàng tạo nét/ tạo hạt trong kỹ thuật phun Sanding.
  • Máy sử dụng điện ra là 4.5 vol, nhưng nếu bạn muốn máy chạy chuẩn theo công nghệ châu âu thì nên dùng điện 3vol từ cục ổn áp. Vừa giúp máy bền hơn và khi làm ít tổn thương nhất. Sau khi làm, độ phục hồi của khách sẽ rất nhanh và lên màu đẹp
  • Máy cũng được thiết kế tích điện để sử dụng khi gặp sự cố mất điện không làm gián đoạn công việc.

Nhược điểm:

  • Dòng máy này cũng luôn đòi hỏi người dùng phải thật tỉ mỉ trong quá trình xăm. Chính vì vậy, phải có kỹ thuật chuyên môn cao.

3. Máy phun xăm thần thánh

Là dòng máy do Việt Nam sản xuất, trên thị trường hiện có 3 loại: loại máy thông thường, máy điều chỉnh tốc độ và loại vừa chỉnh được tốc độ vừa chỉnh được kim.

Máy thường được KTV dùng vào các kỹ thuật như Ombre, hiệu ứng bút chì, phun tán bột hay phun tạo hạt..

Ưu điểm:

  • Thiết kế thân máy bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi khi thao tác.
  • Máy thần thánh sử dụng loại kim xăm ngắn hoặc sử dụng kim dài phổ thông rồi cắt ngắn. Có thể lắp được các loại kim xăm từ 1 – 7 sử dụng kèm đầu ngòi tương ứng.
  • Máy có tốc độ tương đối chậm, rung và ồn hơn so với các dòng máy kim loại khác nhưng bù lại mực ra đều và bám nhanh.
  • Trong trường hợp mất điện vẫn có thể chạy bằng pin từ 2-2,5 giờ.

Nhược điểm:

  • Dòng máy thần thánh này có linh kiện được nhập khẩu từ đài loan. Nêu khuyến khích mọi người sử dụng sạc theo để máy có đủ điện và độ bền cao. Khi sạc theo máy hư thì các bạn hãy sử dụng cục sạc đa năng, cục ổn áp nha. Điều chỉnh dòng điện từ 3 vol ~ 4,5 vol tùy theo kỹ thuật của bạn nhé.

Mặc dù tất cả những nghệ nhân phun xăm chúng ta đều dựa trên một kỹ thuật chung nhất để làm việc, tuy nhiên mỗi người sẽ có cách đi tay khác nhau, độ linh hoạt khác nhau hoặc có những bí quyết riêng để hoàn thành sản phẩm của mình.

Hi vọng bài viết này hữu ích để các bạn có thể lựa chọn một “người bạn đồng hành” phù hợp với mình nhất. Chúc các bạn luôn thành công ạ!

Tham khảo thêm thông tin các khóa học phổ biến (tùy theo sở thích) để bắt đầu với nghề làm đẹp là:

Khóa Nghề Phun Xăm, Thêu, Điêu Khắc Thẩm Mỹ (chân mày – mí mắt – bờ môi).

Khóa Đào Tạo Chuyên Viên Chăm Sóc và Điều Trị Da.

Khóa Dạy Nghề Nối Mi – Uốn Mi Chuyên Nghiệp.

Lớp Dạy Học Nghề Trang Điểm (Make-up).

Hãy liên hệ ngay với Miss Trâm để được tư vấn rõ hơn về lộ trình học tập cũng như xem rằng liệu bạn có hợp với nghề này hay không!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời